Những sai lầm chết người khi viết kịch bản phim quảng cáo

Kịch bản phim quảng cáo là nền móng quyết định sự thành bại của phim quảng cáo(TVC), bởi vậy chỉ cần vướng một trong những sai lầm dưới đây thôi thì TVC làm ra sẽ hoàn toàn thất bại.

  1. Không phù hợp với văn hoá, vi phạm thuần phong mỹ tục

Những kịch bản phim quảng cáo phạm phải sai lầm này hoặc là không được duyệt để sản xuất, hoặc là sản xuất ra cũng bị cấm chiếu trên truyền hình/nơi công cộng hay hứng chịu búa dìu dư luận. Một số ví dụ có thể kể đến :

 – Quảng cáo bánh xu kem Singapore Chewy Junior: với  diễn viên ăn mặc hở hang, hành động phản cảm( nam diễn viên liếm kem gợi dục trên mặt bạn diễn),…lập tức bị cấm chiếu.

Quảng cáo dầu gội đầu Rejoice của hoa hậu Mai Phương Thuý: Bên viết kịch bản là 1 agency Thái Lan, có lẽ vì không hiểu văn hoá Việt Nam nên họ đã để Mai Phương Thuý nói với mẹ chồng tương lai “À không, chỉ là Rejoice thôi!”, khi được hỏi “Cháu duỗi tóc ở tiệm à?”. Ngay lập tức quảng cáo này đã bị dư luận lên án vì sự vô lễ giữa con dâu đối với mẹ chồng.

Những kịch bản phim quảng cáo như trên đa phần đều được thực hiện bởi các đơn vị quảng cáo nước ngoài, không nắm được văn hoá người bản địa và viết kịch bản phim quảng cáo theo cái mà họ nghĩ là phù hợp. Đây là lí do nên thuê một agency trong nước sản xuất TVC chiếu tại nước đó.

  1. Kịch bản phim quảng cáo quá dài, phải cắt bỏ đi nhiều và không nói được hết ý!

Thời lượng thông thường của một phim quảng cáo trên truyền hình là 30s. Trong quãng thời gian ấy, quảng cáo phải làm được khá nhiều việc như: đưa ra được thông tin, tạo sự thu hút đối với người xem, tạo cảm xúc, mời gọi mua hàng,…Bởi vậy, một kịch bản phim quảng cáo được viết quá dài sẽ không phù hợp với thời gian đó, bắt buộc phải cắt bớt, nhưng khi lược bớt thì nội dung có thể bị thiếu sót nghiêm trọng.

Ví dụ như Quảng cáo sữa ANLENE: Sau khi cắt bớt để phù hợp với thời lượng chiếu trên truyền hình, nội dung quảng cáo đã trở thành hết sức ngây ngô: Nghe bác sĩ nói mẹ có nguy cơ bị loãng xương-> mình lo lắm-> mình muốn ANLENE để không bị loãng xương, vậy còn mẹ mình???

  1. Kịch bản phim quảng cáo vô tình cổ suý hành vi không tốt

Những hành động trong quảng cáo với mục đích gây sự thu hút và ấn tượng đối với công chúng đôi khi lại vô tình cổ suý cho hành vi không tốt của con người. Nguyên nhân ở đây là do người viết kịch bản phim quảng cáo không lường trước hết được ảnh hưởng từ những hành động tưởng chừng vô hại trong TVC hoặc cố tình làm thế để gây ấn tượng, nhưng chẳng may điều đó lại phản cảm. Điều này thể hiện sự non tay của người viết.

Ví dụ như Quảng cáo PEPSI 2014, hành động “uống trộm” Pepsi của cô gái không hợp với hình ảnh một cô gái đàng hoàng. Có ý kiến cho rằng, hành vi của cô gái thể hiện “tính tắt mắt”, thậm chí có người còn cho là trơ trẽn! Ở một góc độ khác, có ý kiến cho rằng, đó là hành động “rất mất vệ sinh”.

  1. Kết luận

Để viết ra được một kịch bản phim quảng cáo có chất lượng copywriter cần có hiểu biết tốt về lĩnh vực mình viết, am hiểu công chúng của quảng cáo và chau chuốt trong ngôn ngữ sử dụng.

quang-cao-truyen-hinh
quang-cao-truyen-hinh
quang-cao-truyen-hinh
quang-cao-truyen-hinh
quang-cao-truyen-hinh
quang-cao-truyen-hinh
quang-cao-truyen-hinh
quang-cao-truyen-hinh